Loading...

DANH MỤC SẢN PHẨM

TÌM KIẾM SẢN PHẨM

VIDEO CLIP

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Đường dây nóng

0913.870.379 0932.870.379

CHÍNH SÁCH CÔNG TY

TIN TỨC

LIÊN KẾ WEBSITE

QUẢNG CÁO

CHI TIẾT TIN TỨC - SỰ KIỆN

  Một số điểm mới trong Thông tư 42/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 Quy định quảnlý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp so với Quy chế quản lý tiềnchất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số134/2003/QĐ-BCN ngày
Untitled Document
Một số điểm mới trong Thông tư 42/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 Quy định quảnlý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp so với Quy chế quản lý tiềnchất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số134/2003/QĐ-BCN ngày 25 tháng 8 năm 2003, Quyết định số 04/2004/QĐ-BCN ngày 07tháng 01 năm 2004 và Quyết định số41/2006/QĐ-BCN ngày 01 tháng 12 năm 2006 củaBộ trưởng Bộ Công nghiệp   (nay là BộCông Thương);
 
 
 
 
 
1.Tiền chất công nghiệp đã được cấp Giấy phép nhập khẩutheo quy định tại Thông tư này thì không phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Công Thương về tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật khi nhập khẩu.

2. Hệ thống cấp phép trực tuyến xuất nhập khẩu tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp qua mạng internet (sau đây gọi tắt là Hệ thống) là hệ thống quản lý và cấp phép trực tuyến xuất nhập khẩutiền chất trong lĩnh vực công nghiệp của Bộ Công Thương có địa chỉ tại: http://tienchatcongnghiep.gov.vn.

3. Danh mục tiền chất công nghiệp được phân theo mức độ nguy hiểm để quản lý, kiểm soát cho phù hợp, gồm tiền chất nhóm 1 và tiền chất nhóm 2:

- Tiền chất công nghiệp nhóm 1 gồm các hóa chất thiết yếuđược sử dụng trong quá trình điều chế,sản xuất chất ma túy;

- Tiền chất côngnghiệp nhóm 2 gồm các hoá chất được sử dụng làm chất phản ứng hoặc làm dung môi trong quátrình điều chế, sản xuất chất ma tuý.

4.Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh tiền chất công nghiệp phải kiểm tra nguồn gốc,xuất xứ và nhãn của tiền chất; có thông tin đầy đủ về khách hàng theo quy địnhtại Thông tư này. Có trách nhiệm thông báo cho người mua về mứcđộ nguy hiểm của tiền chất, về việc phòng ngừa thất thoát tiền chất để điều chế,sản xuất chất ma túy.

5. Sản xuất tiền chất công nghiệp

Tổ chức,cá nhân sản xuất tiền chất công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về sản xuấthóa chất trong lĩnh vực công nghiệp theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị địnhsố 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

Trong quátrình sản xuất, tổ chức, cá nhân sản xuất tiền chất công nghiệp không để thấtthoát tiền chất vào điều chế chất ma túy và phải chịu trách nhiệm trước phápluật về việc làm thất thoát tiền chất.  

6. Kinh doanh tiền chất côngnghiệp

Tổ chức, cá nhân kinh doanh tiền chất công nghiệp phải đáp ứng cácyêu cầu về điều kiện kinh doanh hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp theo quy địnhtại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP. Trong quá trình kinh doanh, tổchức, cá nhân phải xuất trình được các tài liệu, giấy tờ theo yêu cầu kiểm tracủa cơ quan có thẩm quyền và đảm bảo các điều kiện kinh doanh hóa chất:

Chứng chỉ hoặc giấy tờ chứng minh các đối tượng trực tiếp tiếp xúcvới tiền chất tại cơ sở kinh doanh gồm ngườiphụ trách, người bán hàng, giao hàng, thủ kho đã được đàotạo về an toàn hóa chất.

Địa điểm kinhdoanh, nơi bày bán phải bảo đảm giữ được chất lượngtiền chất công nghiệp theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hànghóa. Kho tồn trữ, bảo quản tiền chất hoặc khuvực tồn trữ, bảo quản tiền chất phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn và có cáccảnh báo cần thiết tại nơi tồn trữ, bảo quản theo quy định của Luật Hóa chất vàThông tư này.

Cơ sở kinh doanh tiền chất công nghiệp phảiđáp ứng các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường theo quy địnhcủa pháp luật.

Tiền chất công nghiệp phải có đầy đủ nhãnhàng hóa theo quy định của pháp luật. Chứngtừ, hóa đơn mua bán tiền chấtphải chứng minh rõ nguồngốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp các loại tiền chất. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu tiền chất từ nướcngoài vào Việt Nam thì phải có một trong các tài liệu liên quan đến mua bán tiềnchất như: Hợp đồng; thoả thuận bán hàng, mua hàng; bản ghi nhớ; hoá đơn thương mại.

Có Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc có xác nhận của bên mua,bên bán theo quy định của Luật Hóa chất đối với tiền chất công nghiệp là Sulfuric acid và Hydrochloric acid. Phiếu kiểm soát mua, bánhóa chất độc phải được lưu giữ tại bên bán, bên mua ít nhất 5 (năm) năm và phảixuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

7. Sử dụng tiền chất côngnghiệp

 Lập sổ theo dõi việc sử dụngtiền chất công nghiệp, không ghi chung với hàng hóa khác. Sổ theo dõi tiền chấtgồm các thông tin: Tên đầy đủ của khách hàng;địa chỉ trụ sở chính; số điện thoại; số fax; tên tiền chất; số lượng mua; nồng độ hoặc hàm lượng sửdụng; số lượng tồn kho; mục đích sử dụng;

Chứng từ,hóa đơn hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơicung cấp các loại tiền chất công nghiệp;có phiếu xuất kho, nhập kho;

Trong quá trình sử dụng tiền chất công nghiệp đểsản xuất, tổ chức, cá nhân phải xây dựng định mức tiêu hao tiền chấttrên một đơn vị sản phẩm.

8. Xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp

Tổ chức, cá nhân trong Khu chế xuất khi nhập khẩu tiền chấttừ các doanh nghiệp nội địa phải có Giấy phép của Bộ Công Thương. Tổ chức, cánhân khi xuất khẩu tiền chất từ nội địa vào Khu chế xuất không phải xin Giấyphép của Bộ Công Thương.

9. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu

Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép xuấtkhẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp lập một bộ hồ sơ gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua mạng internet.

10. Thủ tục cấp phép

Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 2 Điều này, Cục Hóa chất thẩm địnhhồ sơ và trình Lãnh đạo Bộ cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp không cấp phải có văn bản trảlời và nêu rõ lý do.

11. Thời hạn của Giấy phép xuấtkhẩu, nhập khẩu

 Đốivới tiền chất công nghiệp nhóm 1, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu được cấp cho từng lần nhập khẩu, xuất khẩutheo hoá đơn thương mại hoặc hợp đồng mua bán tiền chất; thoả thuậnbán hàng, mua hàng; bản ghi nhớ. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn trong vòng 3 (ba) tháng, kể từngày cấp phép.

Đối với tiền chất công nghiệp nhóm 2, Giấyphép xuất khẩu, nhập khẩu được cấp theo Hợp đồng mua bán tiền chất hoặc thoả thuận bánhàng, mua hàng; bản ghi nhớ; hoá đơn thương mại. Giấyphép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn trong vòng 6 (sáu) tháng, kể từ ngày cấp phép.

Trường hợp tổ chức, cá nhân cùng xuất khẩu, nhập khẩutiền chất công nghiệp nhóm 1 và nhóm 2 thì chỉ cấp chung một Giấy phép và có thờihạn trong vòng 6 (sáu) tháng, kể từ ngày cấp phép.

12.Gia hạn Giấy phép xuấtkhẩu, nhập khẩu

Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chấtcông nghiệp lập một bộ hồ sơ gửi BộCông Thương (Cục Hóa chất) qua đườngbưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua mạnginternet.

Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu tiền chấtcông nghiệp nhóm 1 phải gửi kèm theo hồ sơ báo cáo về tình hình xuất khẩu, nhậpkhẩu, mua bán và sử dụng của lần cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu gần nhất trong năm.

Thủ tục gia hạn

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ,trong thời gian không quá 3 (ba) ngày, Cục Hóa chất phải thông báo cho tổ chức,cá nhân để hoàn chỉnh hồ sơ một lần duy nhất. Thời gian thông báo không được tính vào thời gian cấpphép quy định tại Điểm b Khoản này;

Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 3 Điều này, Cục Hóa chất thẩm địnhhồ sơ và trình Lãnh đạo Bộ cấp gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp không gia hạn phải có văn bảntrả lời và nêu rõ lý do.

13. Thời gian gia hạn Giấy phép xuấtkhẩu, nhập khẩu

Thời gian gia hạn Giấy phép xuấtkhẩu, nhập khẩu là 3 (ba)tháng, kể từ ngày tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị gia hạn, việc gia hạn chỉthực hiện trong năm kế hoạch.

14. Thu hồi Giấy phép xuấtkhẩu, nhập khẩu

Các trường hợp phải thu hồi Giấy phép xuấtkhẩu, nhập khẩu

Tự ý tẩy xóa, sửa chữa nội dung của Giấyphép;

Sử dụng giấy tờ giả, cung cấp thông tin khôngtrung thực trong hồ sơ đề nghị cấp Giấp phép;

Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép chấm dứthoạt động hoặc phá sản.

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực hiện việcthu hồi Giấy phép đã cấp. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy phép có trách nhiệmgửi Giấy phép hiện có đến cơ quan cấp phép trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc,kể từ ngày có quyết định thu hồi.

15. Giao, nhận tiền chất công nghiệp

Khi giao, nhận tiền chất công nghiệp, bên giao và bên nhận phải tiếnhành kiểm tra, đối chiếu tên, nồng độ, hàm lượng, số lượng, chất lượng, số lôhàng, hạn sử dụng của tiền chất.

Người nhận hàng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân, giấy ủyquyền nhận hàng và chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng, chủng loại tiền chấttrong quá trình vận chuyển, giao đầy đủ cho người có trách nhiệm trực tiếp sử dụngvà quản lý.

Sau khi thực hiện giao, nhận tiền chất, hai bên giao, nhận phải kývà ghi rõ họ tên vào chứng từ xuất kho, nhập kho.

16. Tồn trữ tiền chất côngnghiệp

Tiền chất công nghiệp tồn trữ phải được bảo quản ở một khu vực riêngtrong kho hoặc kho riêng bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật và cáctiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành có liên quan.

Kho tồn trữ tiền chất công nghiệp phải có bảng nội quy về an toànhóa chất, có biển báo nguy hiểm treo ở nơi dễ nhận thấy, có hệ thống báo hiệuphù hợp với mức độ nguy hiểm và thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm của tiềnchất.

Phải có trang thiết bị giám sát an toàn hoặc các trang thiết bị cầnthiết làm giảm đặc tính nguy hiểm của tiền chất công nghiệp như thông gió, điềuchỉnh nhiệt độ, chống nắng, chống cháy, chống lửa, chống ẩm, chống sét, chốngtĩnh điện. 

Các tiền chất công nghiệp tồn trữ phải có nhãn theo quy định củapháp luật hiện hành về ghi nhãn. Nhãn tiền chất phải đảm bảo độ bền cơ học, hóahọc trong suốt quá trình tồn tại của tiền chất.

Có sổ ghi chép riêng về số liệu xuất kho, nhập kho, sử dụng và tồntrữ tiền chất công nghiệp, không ghi chung với hàng hóa, vật tư khác. Trong quátrình tồn trữ, phải thực hiện các biện pháp cần thiết tránh làm mất hoặc thất thoáttiền chất. Trường hợp phát hiện mất hoặc thất thoát tiền chất phải báo ngay chocơ quan công an nơi gần nhất, đồng thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyềnthuộc địa bàn quản lý.

17. Chếđộ ghi chép, chứng từ

Tổ chức, cá nhân phải mở sổ riêng theo dõi số lượng tiền chất công nghiệp sản xuất, kinh doanh,xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng và tồn trữ.

Phiếu xuất kho, nhập kho tiền chất công nghiệp của cơ sở sản xuất, kinhdoanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng và tồn trữ tiền chấtcông nghiệp không được viết chung vớicác loại hàng hoá, vật tư khác.

Thực hiệnchế độ hoá đơn, chứng từ khi mua, bán tiền chất công nghiệp theo các quy định hiện hành. Việcmua bán tiền chất công nghiệp không có hoá đơn, chứng từ đều bị coi là kinh doanh tráiphép và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Các thông tin, danh sách khách hàng và hồ sơ về tiền chấtcông nghiệp được lưu giữ trong thời hạn ít nhất 5 (năm)năm đối với tiền chất nhóm 1 và ít nhất 3 (ba) năm đối với tiền chất nhóm 2, kểcả khi tổ chức, cá nhân không tiếp tục hoạt động liên quan đến tiền chất. Trongtrường hợp cơ sở hoạt động tiền chất có nhiều chi nhánh thì dữ liệu thông tintiền chất phải bao gồm tất cả các thông tin có liên quan của các chi nhánh đó.

18. Báo cáo của tổ chức, cá nhân

Trước ngày 20 tháng 12 hàng năm, tổ chức, cánhân sản xuất tiền chất công nghiệp gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) báo cáotình hình sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này;

Trước ngày 20 tháng 6 và trước ngày 20 tháng12 hàng năm, tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng và tồn trữ tiền chất công nghiệp báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng và tồn trữtiền chất gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) theo mẫuquy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này;

Trường hợp tổ chức, cá nhân có cùng một loạihình hoạt động quy định tại Điểm a, b Khoản này thì báo cáo chung nội dung vềtình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng và tồn trữ tiền chất gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 và Phụlục 7, theo thời hạn quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Trước ngày 10 tháng 6 và trước ngày 10tháng 12 hàng năm, tổ chức, cá nhân kinh doanh tiền chất công nghiệp phảikiểm kê, lập báo cáo tình hình kinh doanh gửi Sở Công Thương thuộc địa bàn quảnlý theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 kèm theoThông tư này;

đ) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ khi hoàn thànhviệc xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp nhóm 1, tổ chức, cá nhân phải báo cáo thống kê số lượng, chủng loại tiền chất thựcnhập, thực xuất, mục đích sử dụng với Bộ Công Thương, đồng thời gửi Bộ Công anđể theo dõi.

19. Báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước

Trước ngày 20 tháng 6 và ngày 20 tháng 12, Sở Công Thươngcó trách nhiệm báo cáo gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) tình hình kinh doanh,tình hình kiểm tra tiền chất công nghiệp của các tổ chức, cá nhân thuộc địa bànquản lý theo quy định tại Điều 7 và Điều 19 Thông tư này. Mẫu báo cáo quy địnhtại Phụ lục 9 kèmtheo Thông tư này;

Định kỳ hàng năm, trước ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng12, Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủyban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm và BộCông an tình hình quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp theo quy định.

20. Kiểm tra tiền chất công nghiệp trên địa bàn giao cho SởCông Thương  

Sở Công Thương kiểm tra định kỳ hàng năm các tổ chức, cánhân kinh doanh tiền chất công nghiệp thuộc địa bàn quản lý theo quy định tạiĐiều 7 Thông tư này;

Trường hợp phát hiện vi phạm các quy định về kinh doanhtiền chất tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, SởCông Thương tiến hành kiểm tra đột xuất.

2. Kiểm tra liên ngành tình hình hoạt động tiền chất côngnghiệp

Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) chủ trì, phối hợp với cáccơ quan có liên quan kiểm tra định kỳ hàng năm tình hình hoạt động của các tổchức, cá nhânsảnxuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng và tồn trữ tiền chất trên địabàn cả nước;

Trường hợp phát hiện vi phạm các quy định tại Thông tưnày và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Bộ Công Thương (Cục Hóachất) chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra đột xuất.