Loading...

DANH MỤC SẢN PHẨM

TÌM KIẾM SẢN PHẨM

VIDEO CLIP

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Đường dây nóng

0913.870.379 0932.870.379

CHÍNH SÁCH CÔNG TY

TIN TỨC

LIÊN KẾ WEBSITE

QUẢNG CÁO

CHI TIẾT TIN TỨC - SỰ KIỆN

  CẦN LƯU Ý VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP NĂM 2013

Năm 2013, chính sách thuế TNDN được thực hiện theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12; Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ về thuế TNDN; Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính về thuế TNDN. Một số nội dung cần lưu ý như sau:

 thue-2013

I – Về doanh thu tính thuế TNDN:

1. Thời điểm xác định doanh thu tính thuế:

- Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế TNDN quy định thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

“Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ.

Trường hợp thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ xảy ra trước thời điểm dịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế được tính theo thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ. ”

- Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/05/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ:

“Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.”

 Căn cứ các quy định nêu trên: Thời điểm lập hóa đơn xác định doanh thu tính thuế TNDN đối với Dịch vụ là thời điểm hoàn thành cung cấp dịch vụ cho khách hàng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền, trường hợp dịch vụ chưa cung cấp hoặc chưa hoàn thành nhưng doanh nghiệp có thu tiền trước thì thời điểm lập hóa đơn, xác định doanh thu tính thuế TNDN là thời điểm thu tiền.

2. Doanh thu tính thuế TNDN đối với hoạt động kinh doanh BĐS:

Thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm bên bán bàn giao bất động sản cho bên mua, không phụ thuộc việc bên mua đã đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất, xác lập quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp doanh nghiệp được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư cơ sở  hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê, có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ dưới mọi hình thức thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp là thời điểm thu tiền của khách hàng. Trường hợp trong năm tính thuế doanh nghiệp chưa bàn giao bất động sản cho khách hàng thì doanh thu thu tiền theo tiến độ tạm nộp thuế TNDN không được xác định là doanh thu tính thuế TNDN của năm khi thực hiện kê khai quyết toán thuế TNDN.

II – Về chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

- Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

 Nguyên tắc xác định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: Các khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

- Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là các khoản chi không đáp ứng các điều kiện nêu trên và các khoản chi nêu tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC.

Tại Thông tư số 123/2012/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN có quy định 31 khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Theo đó, các đơn vị căn cứ vào quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật để xác định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Một số khoản chi cụ thể cần lưu ý thêm như sau:

1. Chi phí khấu hao tài sản cố định:

1.1. Tài sản cố định được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ phải đáp ứng đồng thời các  điều kiện sau:

- Phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính)

- Tài sản cố định phải sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế.

- Chi phí khấu hao đối với tài sản cố định được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.

Doanh nghiệp thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao (ví dụ: thông báo lựa chọn thực hiện phương pháp khấu hao đường thẳng…). Hàng năm doanh nghiệp tự quyết định mức trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh (nếu đáp ứng điều kiện).

Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm (không bao gồm nhà xưởng, nhà làm văn phòng)

Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định hiện hành: Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ quản lý sử dụng trích khấu hao tài sản cố định.

Một số điểm mới của Thông tư số 45/2013/TT-BTC so với Thông tư số 203/2009/TT-BTC :

+ Về tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình: Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên (trước từ 10.000.000 đồng trở lên).

Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định nêu trên thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư 45/2013/TT-BTC (ngày 10/06/2013).

+ Đối với các công trình XD cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng, DN đã hạch toán tăng TSCĐ theo giá tạm tính do chưa thực hiện quyết toán. Khi quyết toán công trình XD cơ bản hoàn thành có sự chênh lệch giữa giá trị tạm tính và giá trị quyết toán, DN phải điều chỉnh lại nguyên giá TSCĐ theo giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. DN không phải điều chỉnh lại mức chi phí khấu hao đã trích kể từ thời điểm TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng đến thời điểm quyết toán được phê duyệt.

1.2. Trường hợp công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng kinh doanh phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được xây dựng trên đất thuê, đất mượn của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình (không trực tiếp thuê đất của nhà nước hoặc thuê đất trong khu công nghiệp) doanh nghiệp chỉ được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ theo đúng mức trích khấu hao tài sản cố định quy định hiện hành của Bộ Tài chính đối với các công trình này nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Có hợp đồng thuê đất, mượn đất giữa doanh nghiệp với đơn vị có đất và đại diện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hợp đồng.

- Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao kèm theo hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp .

- Công trình trên đất được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về quản lý tài sản cố định.

Trường hợp công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng kinh doanh phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được xây dựng trên đất thuê, đất mượn của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình (không trực tiếp thuê đất của nhà nước hoặc thuê đất trong khu công nghiệp) không có giấy nhận quyền sở hữu sử dụng, nếu từ năm 2012 thoả mãn các điều kiện nêu trên thì được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. (Văn bản số 6840/BTC-TCT ngày 30/5/2013 của Bộ Tài Chính về trích khâu hao tài sản cố định)

1.3. Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên doanh nghiệp được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 2 năm.

2. Chi phí tiền lương, tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, tiền điện thoại, tiền trang phục, công tác phí cho người lao động:

2.1. Doanh nghiệp được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế các khoản thực tế đã chi như: tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp trả cho người lao động theo quy định của pháp luật; các khoản tiền thưởng cho người lao động mang tính chất tiền lương và được ghi cụ thể điều kiện được hưởng trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể.

Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không sử dụng vào mục đích khác thì quỹ dự phòng được trích lập nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN theo quy định của năm quyết toán đó (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

2.2. Các khoản tiền thưởng, tiền mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

2.3. Tiền ăn giữa ca:

Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khoản tiền ăn giữa ca bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động nếu có thực chi trả và khoản chi này có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Thông tư số 10/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26/4/2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, thì mức tiền ăn giữa ca áp dụng đối với người lao động trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thì mức tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc thực tế trong tháng không vượt quá 680.000đồng/tháng.

2.4. Tiền điện thoại cho người lao động:

Trường hợp Doanh nghiệp có phát sinh chi phí trả tiền điện thoại cho người lao động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng Công ty thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp khoán chi tiền điện thoại cho người lao động được quy định cụ thể tại hợp đồng lao động thì khoản chi này được xác định là chi phí tiền lương của người lao động được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và được xác định là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.

 2.5. Chi phí trang phục:

Phần chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm (riêng chi bằng hiện vật phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp).

Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.

2.6. Chi công tác phí:

Chi phí cho người lao động đi công tác bao gồm: chi phí vận chuyển, tiền thuê chỗ ở và chi phụ cấp cho người lao động đi công tác.

- Chi phí vận chuyển, tiền thuê chỗ ở nếu có hóa đơn, chứng từ hợp pháp mang tên, địa chỉ, mã số thuế của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.

- Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài (không bao gồm tiền đi lại và tiền ở) không vượt quá 2 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước:

Mức chi phụ cấp đi công tác trong nước và nước ngoài đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước hiện nay được thực hiện theo các văn bản sau:

- Trong nước: áp dụng theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010 của Bộ Tài chính.

- Nước ngoài: áp dụng theo Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/06/2012 của Bộ Tài chính.

3. Chi phí trả lãi tiền vay:

Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ đối với:

- Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay,

- Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.

Chi trả lãi tiền vay để góp vốn vào các doanh nghiệp khác, đầu tư chứng khoán.

Một số điểm lưu ý về chi phí trả lãi tiền vay:

- Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi đ­ược vốn hoá theo quy định.

- Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư­ xây dựng để hình thành TSCĐ hoặc sản xuất tài sản dở dang đ­ược tính vào giá trị của tài sản đó (đư­ợc vốn hoá) .

Tài sản dở dang: Là tài sản đang trong quá trình sản xuất cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đư­a vào kinh doanh.

Thí dụ : Trong năm 2013, Doanh nghiệp có phát sinh đi vay để đầu tư xây dựng TSCĐ, thì chi phí lãi vay phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng TSCĐ được tính vào giá trị của TSCĐ đầu tư (vốn hóa), không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm 2013, khi TSCĐ đã được hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng từ tháng 1 năm 2014 thì chi phí đi vay được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh từ tháng 1 năm 2014.

4. Trích, lập và sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm:

Năm 2013, doanh nghiệp không được trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính

Khi phát sinh chi trợ cấp mất việc làm doanh nghiệp được hạch toán khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Thông tư này vào chi phí quản lý doanh nghiệp và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp.

5. Các khoản chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

5.1. Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD thì được tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

5.2. Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ tài chính về xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp.

Căn cứ Thông tư số 179/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 của Bộ Tài Chính quy định về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp:

- Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán. Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (sau khi bù trừ số chênh lệch tăng và chênh lệch giảm) được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.

- Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.

5.3. Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả cuối năm tài chính, sau khi bù trừ chênh lệch tỷ giá dương, nếu còn lỗ chênh lệch tỷ giá thì tính vào chi phí sản xuất kinh doanh chính khi xác định thu nhập chịu thuế

6. Các khoản chi phí không có hóa đơn hợp pháp được lập bảng kê theo mẫu số 01/TNDN (mẫu biểu ban hành kèm theo Thông tư số 01/TNDN) kèm theo chứng từ thanh toán được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

Chi phí mua hàng hóa là tài sản, đồ dùng của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh đem bán (đối với tài sản đem bán là bất động sản thì phải có hợp đồng kèm theo)

- Chí phí mua dịch vụ của cá nhân không kinh doanh kèm theo hợp đồng thuê dịch vụ (nếu có). Trường hợp trả tiền hoa hồng môi giới theo hợp đồng môi giới, quy chế bán hàng của Doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN (khoản chi phí bị khống chế theo quy định tại khoản 2.19 Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC)

Trường hợp cá nhân cung cấp dịch vụ (dịch vụ tư vấn, môi giới, hoa hồng đại lý bán hàng đa cấp, hoa hồng đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, …) thuộc đối tượng nộp thuế TNCN theo quy định tại các văn bản Pháp Luật về Thuế TNCN  thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo quy định.

III – Về xác định các khoản thu nhập khác.

1. Chênh lệch do đánh giá lại tài sản để góp vốn; để điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:

- Chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản (không bao gồm quyền sử dụng đất) để góp vốn; để điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại với giá trị còn lại của tài sản ghi trên sổ sách kế toán và tính một lần vào thu nhập khác trong kỳ tính thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại doanh nghiệp có tài sản đánh giá lại.

Chênh lệch tăng do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất để điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; để góp vốn vào các dự án đầu tư xây dựng nhà, hạ tầng để bán tính một lần vào thu nhập khác trong kỳ tính thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại doanh nghiệp có quyền sử dụng đất đánh giá lại.

Riêng chênh lệch tăng do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất góp vốn vào doanh nghiệp để thực hiện sản xuất kinh doanh được tính dần vào thu nhập khác của doanh nghiệp có quyền sử dụng đất đánh giá lại trong thời gian tối đa không quá 10 năm kể từ năm giá trị quyền sử dụng đất được đem góp vốn. Doanh nghiệp phải có thông báo số năm doanh nghiệp phân bổ vào thu nhập khác khi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm bắt đầu kê khai khoản thu nhập này. Trường hợp nếu bên góp vốn thực hiện chuyển nhượng vốn góp trước thời hạn 10 năm thì thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng đất phải tính vào thu nhập kinh doanh bất động sản trong kỳ.

2. Thu nhập nhận được từ quà biếu, quà tặng bằng tiền, bằng hiện vật; thu nhập nhận được bằng tiền, bằng hiện vật từ khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán, thưởng khuyến mại và các khoản hỗ trợ khác.

Trường hợp doanh nghiệp có nhận quà biếu, quà tặng, nhận hàng khuyến mãi bằng hiện vật thì phải quy đổi ra giá trị sản phẩm, hàng hóa tương đương tại thời điểm nhận quà biếu, quà tặng, nhận hàng khuyến mãi.

Thí dụ : Doanh nghiệp mua 10 thùng sơn trị giá 1.100.000 đồng (đơn giá 110.000 đồng/thùng), nhận được khuyến mãi 1 thùng sơn thì doanh nghiệp phải hạch toán vào thu nhập khác 1 thùng sơn khuyến mãi khi nhận hàng là: 110.000 đồng.

IV – Thuế suất thuế TNDN

Thuế suất thuế TNDN phổ thông là 25%.

Các trường hợp áp dụng thuế suất thuế TNDN khác thuế suất 25% từ ngày 01/07/2013 (nội dung này được hướng dẫn tại Thông tư số 141/2013/TT-BTC ngày 16/10/2013 của Bộ Tài chính):

1. Áp dụng thuế suất thuế TNDN 20% kể từ ngày 01/07/2013 đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng.

a) Đối tượng áp dụng:

Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp có thu (sau đây gọi là doanh nghiệp) có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20% kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

Tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% là tổng doanh thu của năm trước liền kề của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào chỉ tiêu mã số [01] và chỉ tiêu mã số [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ tính thuế năm trước liền kề theo Mẫu số 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Trường hợp DN có tổng thời gian hoạt động SXKD kể từ khi thành lập đến hết kỳ tính thuế TNDN năm 2012 không đủ 12 tháng hoặc kỳ tính thuế đầu tiên của năm 2012 nhiều hơn 12 tháng theo quy định thì DT làm căn cứ xác định DN được áp dụng thuế suất 20% là DT bình quân tháng của kỳ tính thuế TNDN năm 2012 không vượt quá 1,67 tỷ đồng.

Trường hợp DN mới thành lập trong 6 tháng đầu năm 2013 thì DT làm căn cứ xác định DN được áp dụng thuế suất 20% là DT bình quân của các tháng đầu năm 2013 tính đến hết ng&agrav